Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 3)


CHƯƠNG BA
CHÁNH NIỆM TƯ DUY LÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP TIỆM TIẾN
Bấy giờ Bồ tát Phổ Nhãn đảnh lễ Phật và chấp tay thưa:
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn vì Bồ tát và chúng sanh đời sau dạy cho chúng con về cách tu hành tiệm tiến. Chúng con phải hành phương tiện chi, tư duy thế nào cho đúng để có thể ngộ nhập. Nếu vận dụng phương
tiện không đúng, tư duy sai lệch, sau khi nghe tam muội thậm thậm vi diệu như thế, e rằng không bỏ rối rắm mịt mờ, khó mà thể nhập VIÊN GIÁC TÂM thanh tịnh. Cúi mong Như Lai thương xót hàng Bồ tát và chúng
sanh đời sau vận dụng phương tiện, dạy cho chúng con cách thức tu hành tiệm tiến.
Phật dạy! Phổ Nhãn ! Thiện ý của ông rất tốt. Ông vì các Bồ tát và chúng sanh đời sau tha thiết hỏi Như Lai về cách tu hành tiệm tiến. Phổ Nhãn! Ông hãy lắng nghe Như Lai sẽ vì ông mà nói:
1. Phồ Nhãn ! Hàng tân học Bồ tát và chúng sanh đời sau muốn cầu được NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM thì cần phải vĩnh ly các huyễn. Trước hết, thực hành pháp CHỈ, ở chỗ yên tĩnh và
nghiêm trì giới cấm. Tiếp đến tu QUÁN, vận dụng quán trí, tư duy quán chiếu về thân. Thân ta kết hợp bởi: tóc, lông, răng, móng, ghèn, nước mắt, nước mũi, nước dãi, mồ hôi cáu bợn, da sừng, da non, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, mỡ, óc, hoành cách mạc, gan, mật, ruột già, ruột non, bao tử, bàng quang, đàm trắng, đảm đỏ… Truy nguyên, tất cả do đất, nước, gió, lửa… tứ đại nương gá mà thành. Một khi tứ đại tan rã thì còn gì để gọi là thân. Quán chiếu tư duy như vậy, bèn tỏ ngộ rằng thân này không có thực thể, chỉ là cái tướng hòa hợp tạm bợ mong manh, đồng như huyễn hóa. Lại tư duy rằng: Huyễn thân có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
) huyễn cảnh có sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ) tứ đại trong và tứ đại ngoài hòa hợp mà vọng có nhận thức tư duy, bèn gọi cái tác dụng tư duy nhận thức là tâm. Tâm hư vọng đó, nếu không có sáu trần thì tâm đó không còn điều kiện hiện hữu. Sáu
trần thì thường ở trong trạng thái phân giải và tan rã liên tục, chẳng có gì đảm bảo sự tồn tại của trần. Tư duy quán chiếu thế rồi, chợt
tỏ ngộ rằng: thân tâm, căn trần đều chung quy một con đường hoại diệt, rốt ráo chẳng có gì.
Này, Phổ Nhãn ! Tu quán như thế rồi, nhận thức rằng: Huyễn thân diệt thì huyễn tâm cũng diệt. Huyễn tâm diệt thì huyễn trần cũng diệt, Huyễn trần diệt thì ý niệm diệt huyễn cũng diệt. Cái gì huyễn diệt hết, cái không phải huyễn thì không bị diệt. Ví như lau gương, bụi bậm hết, thể sáng hiện ra. Nên biết: thân tâm đều là huyễn cấu. Diệt hết huyễn cấu thì mười phương thuần một thể thanh tịnh. Ví như Ma ni bảo châu thanh tịnh ánh hiện năm màu, tùy góc đứng của họ mà kẻ ngu si cho rằng Ma ni bảo châu thật có năm màu.
2. Này, Phổ Nhãn ! Tánh thanh tịnh của Như Lai Viên Giác Diệu Tâm hiện ở thân tâm chúng sanh tùy chủng loại mà tương ứng. Những kẻ ngu si cho rằng: VIÊN GIÁC DIỆU TÂM thật có cái tướng thân tâm, do vậy mà không thề viễn ly huyễn hóa.Thế cho nên Như Lai nói thân tâm là huyễn cấu. Người ly huyễn cấu Như Lai gọi là Bồ tát. Cấu diệt, ly vong, ý niệm cấu ly vắng lặng, lúc bấy giờ Bồ tát thành tựu NHƯ HUYỄN TAM MUỘI
3. Này, Phổ Nhãn ! Bồ tát và chúng sanh đời sau chứng nhập Như huyễn tam muội ấy rồi, vĩnh ly ảnh tượng, bấy giờ không gian vô tận thời gian vô cùng chỉ còn thuần một thề VIÊN GIÁC hằng hữu hiển hiện. VÌ VIÊN GIÁC tròn đầy sáng suốt cho nên tâm thanh tịnh, vì tâm thanh tịnh cho nên tánh thấy thanh tịnh, vì tánh thấy thanh tịnh cho nên nhãn căn thanh tịnh, vì nhãn căn thanh tịnh cho nên nhãn thức thanh tịnh, vì nhãn thức thanh tịnh cho nên tánh
nghe thanh tịnh, vì tánh nghe thanh tịnh cho nên nhĩ căn thanh tịnh, vì nhĩ căn thanh tịnh cho nên nhĩ thức thanh tịnh, vì nhĩ thức thanh tịnh cho nên tánh biết thanh tịnh… cho đến tỷ, thiệt, thân, ý cũng đều thanh tịnh như vậy.
Phổ Nhãn nên biết: Vì sáu căn thanh tịnh cho nên sắc trần thanh tịnh, vì sắc trần thanh tịnh, nên thanh trần thanh tịnh, vì thanh trần thanh tịnh nên hương, vị, xúc trần cũng thanh tịnh như vậy. Và khi lục trần thanh tịnh rồi thì địa đại thanh tịnh, vì địa đại thanh tịnh cho nên thủy đại thanh tịnh, vì thủy đại thanh tịnh, hỏa đại, phong đại, không đại,kiến đại và thức đại cũng thanh tịnh. Và vì thất đại thanh tịnh cho nên mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm hữu thanh tịnh. Vì xứ, giới, hữu thanh tịnh cho nên thập lục, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cọng pháp, tam thập thất trợ đạo phẩm thanh tịnh… cho đến tám muôn bốn ngàn đà la ni môn tất cả thanh tịnh.
Này, Phổ Nhãn ! Tất cả là thật tướng. Vì tánh của tất cả vốn thanh tịnh cho nên một thân thanh tịnh, vì một thân thanh tịnh cho nên nhiều thân cũng thanh tịnh như vậy… cho đến mười phương chúng sanh đồng chung trong một thể VIÊN GIÁC thanh tịnh.
Này, Phổ Nhãn ! Một thế giới thanh tịnh cho nên nhiều thế giới cũng thanh tịnh như vậy cho đến khắp mười phương, suốt ba đời tất cả bình đẳng thanh tịnh và bất động.
Này, Phổ Nhãn ! Vì hư không bình đẳng bất động mà biết giác
tánh bình đẳng bất động. Vì tứ đại bình đẳng bất động mà biết giác tánh bình đẳng bất động. Tám muôn bốn ngàn đà la ni môn bình đẳng bất động cho nên biết giác tánh bỉnh đẳng bất động. Vì giác tánh thanh tịnh bất động biến khắp pháp giới cho nên biết lục căn biến khắp pháp giới, vì lục căn biến khắp pháp giới nên lục trần biến khắp pháp gới, vì lục trần biến khắp pháp giới nên thất đại biến khắp pháp giới cho đến đà la ni môn cũng biến khắp pháp
giới.
4. Phổ Nhãn ! Do vì tánh VIÊN GIÁC nhiệm mầu kia biến khắp pháp giới cho nên tánh của căn của trần không hủy hoại nhau, không lộn lạo nhau. Vì tánh của căn của trần không hủy hoại, không lộn lạo cho nên đà la ni môn không hoại không tạp. Ví như thắp trăm ngàn ngọn đèn trong một ngôi nhà, ánh sáng của từng ngọn đèn viên mãn không hủy hoại nhau và không lộn lạo nhau.
5. Này, Phổ Nhãn ! Thành tựu VIÊN GIÁC rồi, Bồ tát không dính vướng với trói buộc, không mong cầu cởi mở, không nhàm chán sanh tử, không ham mộ Niết bàn, không kính người trì giới, không hủy mạ người phạm giới, không xem trọng người tu lâu, không khinh bạc người sơ cơ vào đạo. Vì sao ? Vì tất cả là một thể giác. Ví như ánh sáng của mắt nhìn xem tiền cảnh, ánh sáng tròn đầy khắp giáp mà không có ghét thương. Vì sao ? Vì thể sáng của mắt không hai.
6. Phổ Nhãn ! Bồ tát và chúng sanh ở đời sau tu tập VIÊN GIÁC DIỆU TÂM thành tựu, mà nên xem như không tu và không thành tựu. Vì sao ? Vì thế VIÊN GIÁC thường khắp chiếu mà thường tịch diệt, không có tướng hai. Ở trong đó trăm ngàn muôn ức a
tăng lỳ, bất khả thuyết hằng hà sa số thế giới của chư Phật như hoa đốm trong không, loạn khởi loạn diệt, bất tức, bất ly, không buộc không mở. Lúc bấy giờ, chợt thấy rằng: “Chúng sanh xưa nay là Phật” . Sanh tử, Niết bàn như chuyện mộng đêm qua. Quả sở
chứng không được, không mất, không lấy, không bỏ. Người chứng đắc không TÁC, không CHỈ, không NHẬM, không DIỆT. Trong cái gọi là chứng , không năng không sở, hoàn toàn không có cái để chứng, cũng không có người được chứng. Vì sao ? Vì tánh của tất cả pháp bình đẳng thanh tịnh bản nhiên, không hủy hoại nhau.
Này, Phổ Nhãn ! Các hàng Bồ tát nên tu hành như vậy, tiệm tiến là như vậy, tư duy như vậy, trì trụ như vậy và phương tiện là như vậy. Như vậy mà khai ngộ, cầu học pháp như vậy thì sẽ không lầm lạc.
Bấy giờ, đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ :
Phổ Nhãn ông nên biết. Tất cả các chúng sanh. Thân tâm đều như huyễn. Thân thuộc về tứ đại.
Tâm là bóng lục trần. Tứ đại thể rời rạc.
Người ! Thật chất là ai ?
Tiệm tu, tu như vậy. Tất cả sẽ thanh tịnh. Khắp pháp giới bất động.
Không tác, chỉ, nhậm, diệt. Cũng không người năng chứng. Tất cả thế giới Phật.
Như hoa đốm trong không.
Ba đời đều bình đẳng. Rốt ráo chẳng đến đi. Sơ phát tâm Bồ tát.
Và hậu thế chúng sanh. Muốn tìm vào Phật đạo. Nên như thế tu hành.
TRỰC CHỈ
1. Ở chương một và chương hai, đức Phật dạy cho Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền phương pháp tu “Đốn”. Đốn là thẳng tắp đạt mục đích nhanh, không lệ thuộc thời gian. Chân lý là như thế, nhưng thực hiện nếp sống đúng, sống hợp chân lý để thành tựu và thọ dụng được cái kết quả đó thì hoàn toàn còn tùy thuộc ở con người quan trọng hơn nữa là căn tánh của con người. Bởi vì căn tánh con người có bậc thượng, bậc trung và bậc hạ.
Đốn là pháp môn tu chỉ có bậc tối thượng lợi căn mới thực hành nổi. Nói một cách có vẻ bi quan hơn thì đó chỉ là một chân lý. Chân lý để cho con người đặt thành mục tiêu làm chỗ dựa cho lý tưởng mà muốn đến đó chúng ta phải đi bằng phương tiện “TIỆM TIẾN “, đi một cách từ từ. Phải đi bằng CON ĐƯỜNG TU TẬP TIỆM TIẾN CHÁNH NIỆM TƯ DUY.
Trước hết thực hành Xa Ma Tha, tức là CHỈ để loại bỏ tạp tưởng lăng xăng loạn động. Công dụng của pháp tu CHỈ làm cho tâm yên ổn chặn đứng vọng niệm do tiếp xúc quá nhiều ngoại cảnh trong cuộc sống hàng ngày. Tạo được hoàn cảnh tốt, ở một nơi yên tĩnh vắng vẽ, giữ gìn cấm giới đã thọ trì, thúc liễm thân khẩu ý, thì
công dụng của CHỈ được phát huy hiệu quả cao.
Giai đoạn hai tu QUÁN. Quán là vận dụng quán trí để xem xét đánh giá một sự vật một đối tượng bằng cái thấy biết của trí soi rọi vào trong, không thấy biết bằng mắt quan sát bên ngoài, Nói cách khác, QUÁN là cái thấy bằng tư tưởng và biết cũng bằng tư tưởng, cho nên “Quán” thường đi đôi với “tưởng” . Quán tưởng khác hơn tưởng tượng tầm thường. Tưởng tượng tầm thường người ta có thể tưởng tượng những gì vô căn cứ, tưởng tượng viễn vông. Quán tưởng phải y cứ chánh pháp. Quán tưởng có mục tiêu và khi quán tưởng thành tựu là lúc phát hiện chân lý thực tiễn, sự thật cụ thể của hiện tượng vạn pháp trên cõi đời.
Trước hết “quán” về thân. Thân là một tổng thể kết hợp bởi các thứ nhơ nhớp: tóc, lông, răng, móng… truy nguyên đáo để do địa, thủy, hỏa, phong… duyên khởi mà hình thành. Nó rất tạm bợ mong manh, như huyễn, như hóa… Dù thân có sáu căn, có công năng xúc đối với sáu trần cảnh bên ngoài ở giữa sanh ra sáu thứ nhận thức bèn gọi cái công năng nhận thức đó là ” Tâm”. Tâm đó chỉ là bóng dáng của sáu trần lưu lại…
Tư duy quán chiếu như vậy để đi đến nhận thức kết luận rằng: Thân tâm, cảnh giới xét đến cùng tột chỉ là pháp huyễn hư chung quy hoại diệt thực chất chẳng có gì (thân vô ngã).
Thứ đến, quán chiếu và nhận thức rằng: Huyễn thân diệt thì huyễn tâm diệt, huyễn tâm diệt huyễn cảnh cũng diệt… cho đến ý niệm diệt huyễn cũng diệt.
Quán chiếu tư duy như vậy, hành giả tỏ ngộ rằng: Thân tâm cảnh giới tất cả là pháp như huyễn do các duyên nương gá mà tồn tại trong giấc mộng dài, thế sự…
2. Lại tư duy rằng: Như Lai Viên Giác Diệu Tâm hiện vào thân tâm chúng sanh tùy chủng loại mà tương ứng.
Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, không phải tâm Phật, không phải tâm Bồ tát, không phải tâm Duyên Giác, không phải tâm Thanh Văn… cho đến không phải tâm súc sanh, tâm ngạ quỷ, hay tâm địa ngục. Nhưng Như Lai Viên Giác Diệu Tâm cũng là tâm Phật,
cũng là tâm Bồ tát, cũng là tâm Duyên Giác, tâm Thanh Văn… cho đến cũng là tâm súc sanh, tâm ngạ quỹ và tâm địa ngục. Ví như tín hiệu phát sóng của đài Vô tuyến truyền hình, tuỳ tính chất tốt xấu của máy thu mà âm thanh màu sắc đen trắng… tốt xấu khác nhau. Người hiểu đúng, biết rõ tín hiệu của đài phát sóng không có nhiều dị dạng trong âm thanh màu sắc.
Qua tư duy đó, hành giả tỏ ngộ rằng thân tâm là huyễn cấu, người ly huyễn cấu Như Lai gọi đó là Bồ tát.
Tiến thêm một bước: cấu diệt ly vong, ý niệm CẤU, LY vắng lặng đó là lúc thể hiện kết quả Bồ tát đã thành tựu NHƯ HUYỄN TAM MA ĐỀ (xác định rõ tánh chất vạn pháp duyên sanh như huyễn).
3. Thành tựu NHƯ HUYỄN TAM MA ĐỀ bấy giờ hành giả chợt bừng tỉnh thấy rõ : “thân, tâm, căn, trần, thức, giới, đại đều một màu thanh tịnh”.
Rồi thấy rõ : ngu uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới, nhị thập ngũ hữu thanh tịnh. Rồi thập lực, tứ vô sở uý, thập bát bất cọng pháp, tam thập thất trợ đạo phẩm thanh tịnh cho đến tám muôn bốn ngàn pháp tồng trì môn đều thanh tịnh. Và lúc bấy giờ hành giả tỏ ngộ chân lý :
“TẤT CẢ LÀ THẬT TƯỚNG” .
4. Thành tựu NHƯ HUYỄN TAM MA ĐỀ, về đến nhà Viên Giác hành giả biết rõ vì sao căn, trần, thức, đại không hoại diệt nhau.
5. Thành tựu Tam Ma Đề cũng tức là về đến nhà VIÊN GIÁC, bấy giờ hành giả biết rõ vì sao Bố tát không nhàm chán sanh tử, không mong chứng Niết bàn… không kính người trì giới, không khinh người trái phạm…
6. Thành tựu NHƯ HUYỄN TAM MA ĐỀ, hành giả chợt thấy rằng mình chẳng có tu và cũng chẳng có thành tựu. Vì lẽ trong Viên Giác thanh tịnh không có tướng hai. Bấy giờ thấy rõ trăm ngàn muôn ức a tăng kỳ, bất khả thuyết hằng hà sa thế giới chư Phật trong mười phương như hoa đốm trong hư không loạn khởi loạn diệt, bất tức, bất ly… và chợt thấy rõ rằng :
“CHÚNG SANH XƯA NAY LÀ PHẬT”.
“SANH TỬ NIẾT BÀN NHƯ GIẤC MỘNG ĐÊM QUA”.
Bồ tát Phổ Nhãn và đại chúng tiếp thu trọn vẹn pháp môn TIỆM TU
ĐỐN NGỘ thậm thâm vi diệu ở chương này.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!