Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 8)

CHƯƠNG TÁM
CHỈ QUÁN THIỀN CÓ THỂ XOAY VÒNG THAY ĐỔI THÀNH 25 CÁCH TRONG TIẾN TRÌNH TU TẬP
Bấy giờ, Biện Âm Bồ tát trước đại chúng, đảnh lễ Phật và chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn đã dạy cho đại chúng trong hội nầy pháp tu CHỈ,
QUÁN và THIỀN NA là pháp môn rất hi hữu, nhưng với phương tiện đó, các Bồ tát đã vào cửa Viên Giác rồi, phải tu tập thế nào đối với ba pháp
ấy?
Phật dạy: Như Lai Viên Giác thanh tịnh vốn không phải là đối tượng sở tu. Dựa trên trình độ giác ngộ của chúng sanh và huyễn lực tu tập hợp với khả năng của từng người, bấy giờ trên bước đường tu có thể xoay vòng thay
đổi trước sau thành hai mươi lăm cách:
1. Nắm giữ cực tĩnh. Do cực tĩnh đoạn hết phiền não, thành tựu rốt ráo, không rời đương xứ mà nhận lấy Niết bàn. Đây gọi là pháp đơn tu XA MA THA.
2. Chuyên quán như huyễn. Linh động trong việc độ sanh, hành Bồ tát hạnh mà không mất tĩnh tuệ. Đây gọi là pháp đơn tu TAM MA BÁT ĐỀ.
3. Chuyên trừ diệt các huyễn. Thiên nặng đoạn phiền não, chứng
được thật tướng. Đây gọi là pháp đơn tu THIỀN NA.
4. Nắm giữ lấy cực tĩnh và quán chiếu vạn pháp duyên sanh như huyễn. Khởi hạnh tu như thế, gọi là trước tu CHỈ, sau tu QUÁN.
5. Nắm giữ tĩnh tuệ và đoạn trừ phiền não vượt ra sanh tử ưu bi… pháp hành nầy gọi là trước tu CHỈ, sau tu THIỀN.
6. Trước nắm giữ tĩnh tuệ, kế đến linh động độ sanh như huyễn, sau đoạn trừ phiền não thể nhập tịch diệt cảnh giới. Pháp hành như thế gọi là trước tu CHỈ, giữa tu QUÁN và sau tu THIỀN.
7. Trước giữ lấy cực tĩnh, nhờ vậy đoạn trừ hết phiền não, sau khởi Bồ tát hạnh hoá độ chúng sanh như huyễn. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu CHỈ, giữa tu THIỀN, sau tu QUÁN.
8. Trước giữ lấy cực tĩnh, nhờ vậy tâm đoạn trừ hết phiền não và sau linh động độ sanh xây dựng thế giới. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu CHỈ, sau THIỀN và QUÁN đồng tu.
9. Trước nắm giữ lấy cực tĩnh và linh động độ sanh như huyễn, sau đoạn trừ phiền não. Pháp môn nầy gọi là trước đồng tu CHỈ, QUÁN và sau tu THIỀN.
10. Do nắm giữ cực tĩnh, mà được tịch diệt trọn vẹn, sau khởi dụng độ sanh, kiến lập thế giới. Hành pháp môn nầy gọi là trước đồng tu CHỈ và THIỀN, sau tu QUÁN.
11. Tuỳ thuận, linh động hoá độ chúng sanh, sau thu liễm vào nắm giữ lấy cực tĩnh. Hành pháp như thế gọi là trước tu QUÁN, sau tu CHỈ.
12. Do hóa độ chúng sanh mà được tịch diệt hoàn toàn. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu QUÁN, sau tu THIỀN.
13. Linh động làm các Phật sự, mà vẫn an trụ trong tịch tĩnh và đoạn hết phiền não ưu bi. Thành tựu như vậy gọi đó là trước tu QUÁN, giữa tu CHỈ và sau tu THIỀN.
14. Linh động là tất cả việc lợi ích chúng sanh mà vận đoạn trừ hết phiền não và an trụ trong cực tĩnh. Thành tựu theo pháp môn nầy gọi là trước tu QUÁN, giữa tu THIỀN và sau tu CHỈ.
15. Vận dụng phương tiện trong việc độ sanh như huyễn mà vẫn trụ trong cực tĩnh và tịch diệt. Thành tựu kết quả nầy gọi là trước tu QUÁN, sau đồng tu CHỈ và THIỀN.
16. Linh động khởi dụng độ sanh như huyễn và an trụ trong cực tĩnh sau hết đoạn trừ phiền não. Thành tựu pháp môn đó gọi là trước đồng tu QUÁN và CHỈ, sau tu THIỀN.
17. Linh động trong sự nghiệp độ sanh, thường trụ trong tịch diệt mà không rời cực tĩnh. Pháp môn nầy gọi là trước đồng tu QUÁN và THIỀN, sau tu CHỈ.
18. Nếu do sức tịch diệt mà được thanh tịnh đến cực tĩnh. Thành tựu nầy gọi là trước tu THIỀN, sau tu CHỈ.
19. Nếu do sức tịch diệt mà khởi công dụng hóa độ chúng sanh như huyễn. Đây gọi là trước tu THIỀN, sau tu QUÁN.
20. Nếu do sức tịch diệt mà được cực tĩnh rồi khởi dụng độ sanh.
Pháp hành như thế gọi là trước tu THIỀN, giữa tu CHỈ và sau tu QUÁN.
21. Trước do sức tịch diệt, mà khởi dụng hóa độ chúng sanh, sau quay về trụ trong cực tĩnh. Thành tựu nầy gọi là trước tu THIỀN, giữa tu QUÁN và sau tu CHỈ.
22. Nếu do sức tịch diệt mà đi sâu vào chỗ cực tĩnh, từ cực tĩnh khởi công dụng linh động trong sự nghiệp hộ thế chúng sanh. Thành tựu pháp môn nầy gọi là trước tu THIỀN, sau đồng tu CHỈ và QUÁN.
23. Nếu do sức tịch diệt mà dẫn đến cực tĩnh rồi khởi dụng lợi ích chúng sanh, theo pháp môn nầy gọi là trước đồng tu THIỀN và CHỈ, sau tu QUÁN.
24. Nếu do sức tịch diệt dẫn đến khởi công dụng linh động trong việc lợi ích chúng sanh, sau quay về cực tĩnh với trí tuệ trong sáng. Thành tựu pháp môn nầy gọi là trước đồng tu THIỀN, QUÁN và sau tu CHỈ.
25. Nếu sử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp tánh tứơng viên dung không rời Viên Giác. Thành tựu pháp môn nầy gọi là viên tu ba tự tánh, tuỳ thuận trọn vẹn CHỈ, QUÁN và THIỀN NA.
Nầy, Biện Âm! Đây là 25 cách xoay vòng thay đổi trước sau, Bồ tát đều
có thể theo đó mà tu hành, tùy căn tánh thích hợp tu theo phương thức nào cũng đều đạt đến kết quả trở về với NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM thanh tịnh của chính mình.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Biện Âm ông nên biết.
Tất cả các Bồ tát. Tuệ thanh tịnh vô ngại.
Đều nương thiền định sanh.
Ây là Xa Ma Tha. Tam Ma Đề, Thiền Na. Ba pháp tu đốn, tiệm.
25 cách xoay vòng. Mười phương các Như Lai.
Ba đời người tu tập. Hết thảy đều nhơn đó. Mà được thành Bồ đề. Chỉ trừ người đốn giác. Bất tùy thuận tiệm tu. Tất cả các Bồ tát
Và Chúng sanh đời sau. Siêng tu theo pháp nầy. Nhờ Phật lực đại bi.
Niết bàn thường hiện hữu.
TRỰC CHỈ
CHỈ, QUÁN và THIỀN là ba pháp căn bản trong vô lượng pháp môn tu. theo phương cách tu thông thường, trước phải tu CHỈ, tiếp theo tu b, sau là CHỈ QUÁN ĐỒNG TU, tức là THIỀN. CHỈ có công dụng như GIỚI. QUÁN có công dụng như ĐỊNH. Và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU có công
dụng như TUỆ. Công dụng của GIỚI ví như cái bóng đèn. Công dụng của ĐỊNH ví như ngọn đèn đứng yên. Công dụng của TUỆ ví như ánh sáng ngọn đèn tỏa sáng tròn đầy. Do bóng đèn, ngọn đèn đứng yên. Do ngọn
đèn đứng yên mới tỏa ra ánh sáng. Anh sáng tỏa ra soi sáng mọi vật, soi sáng những chỗ cần soi sáng. Vì vậy, cho nên CHỈ, QUÁN và THIỀN lẽ thường phải tu theo thứ tự. Giống như GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, tam vô lậu học, cũng tu theo thứ tự. Chủng tánh Tiểu thừa và trong giai đoạn học tu Tiểu thừa đều phải học và tu theo thứ tự như vậy.
Kinh Như Lai Viên Giác, thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa Đại thừa cho nên vượt ngoài khuôn khổ có tánh giáo điều. Người Đại thừa cho rằng sự thực hành thứ tự cố định đó không cần thiết, mà nó còn kềm hãm khả năng “nhảy vọt”, hạn chế những phát huy sáng kiến trong tiến trình hành đạo và chứng đạo của con người.
Ơ chương tám nầy, người đọc sẽ thấy rõ tinh thần phóng khoáng của Đại thừa tư tưởng: Rằng “Phật pháp bất định pháp”. “Nhất thiết chư pháp vô phi Phật pháp”. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”… Pháp Phật là pháp bất định chứ không cố định. Tất cả các pháp đều là Phật pháp và
Phật pháp ở khắp thế gian. Thành Phật không rời thế gian. Cho nên, dỡ chân lên, hạ chân xuống cũng là Phật pháp, khư khư bảo thủ quả vị chứng đắc Bồ đề Niết bàn đã là sai, khư khư chấp chặt thứ tự trước sau của XA MA THA, TAM MA BÁT ĐỀ, THIỀN NA lại càng vô bổ. Vì vậy, CHỈ, QUÁN, và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU có thể xoay vòng thay đổi trước sau thành 25 cách trong tiến trình tu tập mà kết quả đem lại ai cũng được:
TÙY THUẬN VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH giống nhau.
Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm thì 25 vị Thánh đệ tử trình bày lên Phật về
duyên cớ và dữ kiện chứng đắc VIÊN THÔNG:
I. DỰA TRÊN LỤC CĂN CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông A Na Luật Đà.
2. Ông Quán Thế Âm Bồ tát.
3. Ông Châu Lợi Bàn Đặc.
4. Ông Kiều Phạm Ba Đề.
5. Ông Tất Lăng Gìa Bà Ta.
6. Ông Tu Bồ Đề.
II. DỰA TRÊN LỤC TRẦN CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Ưu Ba Ni Sa Đà.
2. Ông Kiều Trần Như.
3. Ông Hương Nghiêm Đồng Tử.
4. Ông Dược Vương và Dược Thượng.
5. Ông Bạt Đà Bà La.
6. Ông Ma Ca Ha Diếp.
III. DỰA TRÊN LỤC THỨC CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Xá Lợi Phất.
2. Ông Phổ Hiền Bồ tát.
3. Ông Tôn Đà La Nan Đà.
4. Ông Phú Lâu Na.
5. Ông Ưu Ba Ly.
6. Ông Đại Mục Kiền Liên.
IV. DỰA TRÊN THẤT ĐẠI CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Trì Địa Bồ tát.
2. Ông Nguyệt Quang Đồng Tử.
3. Ông Ô Sô Sắc Na.
4. Ông Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử.
5. Ông Hư Không Tạng Bồ tát.
6. Ông Đại Thế Chí Pháp Vương Tử.
7. Ông Di Lặc Bồ tát.
“Quả vị có thấp cao, giải thoát giống nhau không khác mấy. “Căn trần thức giới thất đại đều là dữ kiện chứng đắc VIÊN THÔNG”
(Xin đọc Thủ Lăng Nghiêm kinh Trực chỉ Đề cương tập II cùng một soạn giả từ trang 77 sẽ được hiểu rõ hơn).
Đọc kinh DUY MA CẬT SỞ THUYẾT TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG, ta thấy chư Bồ tát chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI, minh chứng rõ thêm về Phật pháp là “bất định pháp” và “bất ly thế gian”.
Các Bồ tát tiếp cận môi trường dữ kiện khác nhau. Nhưng tất cả cũng đạt
đến một mục đích là cùng CHỨNG NHẬP PHÁP MÔN KHÔNG HAI:
1. Bồ tát Pháp Tư Tại dựa trên SANH và DIỆT.
2. Bồ tát Đức Thủ : NGÃ và NGÃ SỞ
3. Bồ tát Bất Thuấn: THỌ và BẤT THỌ.
4. Bồ tát Đức Đãnh: CẤU và TỊNH.
5. Bồ tát Thiện Tú : ĐỘNG TÂM và NIỆM TƯỞNG.
6. Bồ tát Thiện Nhãn: TƯỚNG NHẤT và TƯỚNG VÔ
7. Bồ tát Diệu Tý : TÂM BỒ TÁT và TÂM THANH VĂN.
8. Bồ tát Phất Sa: THIỆN và BẤT THIỆN.
9. Bồ tát Sư Tử : TỘI và PHƯỚC.
10. Bồ tát Sư Tử Ý : HỮU LẬU và VÔ LẬU.
11. Bồ tát Tịnh Giải : HỮU VI và VÔ VI.
12. Bồ tát Na La Diên: THẾ GIAN và XUẤT THẾ GIAN.
13. Bồ tát Thiện Ý : SANH TỬ và NIẾT BÀN.
14. Bồ tát Thiện Kiến: TẬN và BẤT TẬN.
15. Bồ tát Phổ Thủ : NGÃ và VÔ NGÃ.
16. Bồ tát Điển Thiên: MINH và VÔ MINH.
17. Bồ tát Hỷ Kiến : SẮC và KHÔNG.
18. Bồ tát Minh Tướng: TỨ ĐẠI và SỰ SAI KHÁC CỦA KHÔNG
ĐẠI.
19. Bồ tát Diệu Ý : NHÃN CĂN và SẮC TRẦN.
20. Bồ tát Vô Tận Ý: BỐ THÍ và HỒI HƯỚNG NHẤT THIẾT TRÍ.
21. Bồ tát Thâm Tuệ: KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC.
22. Bồ tát Tịnh Căn: PHẬT, PHÁP và TĂNG.
23. Bồ tát Tâm Vô Ngại: THÂN và THÂN DIỆT.
24. Bồ tát Thượng Thiện: THÂN, KHẨU, Ý .
25. Bồ tát Phước Điền: LÀM PHƯỚC LÀM TỘI, LÀM KHÔNG PHƯỚC KHÔNG TỘI.
26. Bồ tát Hoa Nghiêm: Từ BẢN NGÃ KHỞI CHẤP.
27. Bồ tát Đức Tạng: Có tướng SỞ ĐẮC.
28. Bồ tát Nguyệt Thượng: TỐI và SÁNG.
29. Bồ tát Bảo Ấn Thủ : Ham mộ NIẾT BÀN nhàm chán THẾ
GIAN.
30. Bồ tát Châu Đảnh: CHÁNH ĐẠO và TÀ ĐẠO.
31. Bồ tát Nhạo Thật: THẬT và KHÔNG THẬT.
32. Bồ tát Văn Thù : Dùng Ý phân biệt là sai. Ngôn ngữ luận bàn không đến được.
33. Cuối cùng Trưởng giả Duy Ma Cật: Lặng im và lặng im…
(Xin đọc Kinh DUY MA CẬT TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG cùng một soạn giả ).
Tóm lại, CHỈ, QUÁN và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU, hành giả có thể hành theo thứ tự cũng đạt đến kết quả “Tùy thuận VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH” và xoay vòng thay đổi trước sau thành 25 cách tu cùng đem lại kết quả giống nhau.
Căn, Trần, Thức, Thất đại, dữ kiện khác nhau mà cùng chứng đắc VIÊN THÔNG giống nhau.
Nhận thức khác nhau, môi trường phản tĩnh khác nhau nhưng cùng chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI giống nhau.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!